Cho dù các bệnh tim mạch chủ yếu chỉ xảy ra ở những người có tuổi nhưng có thể nó có xuất phát điểm từ thời thơ ấu của chúng ta. Làm cha mẹ, chúng ta phải có trách nhiệm với sức khỏe lâu dài của con cái, giúp chúng bắt đầu phát triển những thói quen tốt và đặt nền móng cho sức khỏe trong suốt những năm tháng cuộc đời.
1. Kiểm soát cân nặng từ khi mang thai
Một nghiên cứu mới của Cục dinh dưỡng, thuộc bệnh viện Phụ sản Bắc kinh nhằm hướng dẫn phụ nữ mang thai đạt được sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ đã phát hiện thấy 60% phụ nữ mang thai có các vấn đề về chất dinh dưỡng dư thừa.
Các nhà khoa học nói rằng tình trạng dinh dưỡng khi mang thai không chỉ thúc đẩy sự phát triển bình thường của thai nhi mà còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh béo phì sau khi sinh.
2. Để bé được bú sữa mẹ hoàn toàn giúp trái tim khỏe mạnh hơn
Khi bé được sinh ra, trừ trường hợp đặc biệt, còn lại các mẹ nên tuân thủ việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ nguy cơ béo phì, thừa cân khi trưởng thành thấp hơn rất nhiều so với trẻ khác. Tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ bú sữa mẹ là 2.8%, trong khi của nhóm trẻ còn lại là 4.5%.
Một nghiên cứu khác của Canada đã xác nhận rằng trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ cho đến 12 – 18 tháng tuổi, nguy cơ béo phì tăng lên 2 – 4 lần. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng cho trẻ được bú mẹ đến 2 tuổi để giữ cho bé có một trái tim khỏe mạnh.
3. Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh
Các chuyên gia phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh uống sữa bổ sung sớm có nguy cơ béo phì cao hơn những trẻ em khác. Những bà mẹ trẻ cũng nên tìm hiểu các công thức điều chế chính xác đã ghi trên hướng dẫn của mỗi loại thực phẩm để tránh bổ sung thêm thức ăn đặc cho trẻ sơ sinh quá sớm. Không sử dụng thức ăn để an ủi và khuyến khích các bé.
Các chuyên gia cũng thấy rằng thói quen ăn uống hình thành trước sinh nhật lần thứ năm của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Là một người mẹ, chú ý sửa chữa, điều chỉnh những thói quen ăn uống xấu của trẻ vô cùng quan trọng, chẳng hạn như sở thích đồ ngọt, thích thức ăn béo, không muốn ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn quá nhiều và ăn vặt thường xuyên, hay thói quen ăn uống vào ban đêm cũng vậy…
4. Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Là cha mẹ, bạn nên gương mẫu và khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, dưa, đậu… Mặc dù đó là một chế độ ăn uống calo thấp, nhưng có thể đẩy nhanh tốc độ của thực phẩm qua đường tiêu hóa, làm giảm sự hấp thụ nhiệt và đói.
5. Hạn chế cho trẻ uống những đồ uống bất lợi
Các chuyên gia phát hiện, một lý do chính dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ là tiêu thụ đồ uống quá mức. Đối với những trẻ nghiện uống, hãy cố gắng thay đổi nước uống thông thường cho đồ uống có ga và có đường khác. Tin tốt là một nghiên cứu của các học giả Mỹ cho thấy trẻ em thay đổi thói quen uống đồ uống có đường tương đối dễ dàng. Gia tăng khả năng sửa đổi thói quen cho trẻ bằng cách cho trẻ tham gia tập luyện thể chất và từ bỏ đồ ăn nhẹ.
6. Người mẹ tốt nên cho trẻ có thời gian vận động thể chất mỗi ngày
Ngoài việc giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh thì vận động thể chất vừa giúp trẻ khỏe mạnh vừa kiểm soát béo phì giúp trẻ có một trái tim khỏe mạnh.
Hoạt động thể chất nên đa dạng nhằm thu hút được sự quan tâm cũng như hứng thú của trẻ để duy trì nó thành một thói quen. Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng làm mọi việc để trẻ có thời gian học tập khiến cho nhiều trẻ hầu như không di chuyển gì ngo