logo
Lot B1-10, D2 Street, Tay Bac Cu Chi Industrial Zone, HCMC
/images/companies/uspharma/san pham/khang sinh/Kidfacef 125 TBU.jpg

KIDFACEF 125 (TBU)

Đặc điểm nổi bật
KIDFACEF 125 được chỉ định ở trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong các trường hợp sau: - Viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). -Viêm họng/ viêm amiđan do Streptococcus pyogenes. - Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes.
Liên hệ
Số lượng:    Liên hệ

Hỗ trợ trực tuyến 
Điện thoại: (028) 37908860
GỌI NGAY Liên hệ

THÀNH PHẦN: Mỗi gói 2,5 g chứa:

Hoạt chất: Cefdinir..................125 mg

Tá dược: Sucrose, Dextrose khan, Aspartam, Polyplasdon XL-10, Mùi tutti frutti, Polyvinyl pyrrolidon K30, Gôm xanthan, Colloidal silicon dioxyd (Aerosil), Titan dioxyd, Magnesi stearat.

DẠNG BÀO CHẾ: Thuốc bột pha hỗn dịch uống.

CHỈ ĐỊNH:

KIDFACEF 125 được chỉ định ở trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong các trường hợp sau:

- Viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).

-Viêm họng/ viêm amiđan do Streptococcus pyogenes.

- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG:

Liều dùng và thời gian dùng thuốc cho những trường hợp nhiễm trùng ở trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi được mô tả cụ thể trong bảng sau. Tổng liều hàng ngày cho tất cả những nhiễm trùng là 14 mg/ kg, tăng tới liều tối đa là 600 mg/ ngày. Liều 1 lần/ ngày trong 10 ngày hiệu quả như liều 2 lần/ ngày. Liều 1 lần/ ngày chưa được nghiên cứu trên viêm phổi hay những nhiễm trùng da, do đó, KIDFACEF 125 nên được dùng 2 lần/ ngày ở những nhiễm trùng này. 

 

Liều cho bệnh nhân suy thận:

Đối với bệnh nhân người lớn có CLcr < 30 ml/phút, dùng liều 300 mg, ngày 1 lần.

Liều cho bệnh nhân lọc máu:

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài: Liều khuyến nghị ban đầu là 7 mg/kg (tối đa 300 mg) mỗi 48 giờ. Liều bổ sung (7 mg/kg) ở cuối mỗi khoảng thời gian chạy thận.

CÁCH DÙNG:

Cho một lượng nước vừa đủ để phân tán hoàn toàn bột thuốc (khoảng 20 ml). Uống thuốc ngay sau khi pha, khuấy đều thuốc trước khi uống.

 Dạng bột pha hỗn dịch có thể uống không phụ thuộc vào bữa ăn và uống ít nhất 2 giờ trước hay sau khi dùng các thuốc kháng acid hoặc các chế phẩm chứa sắt.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Chống chỉ định ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, mẫn cảm với penicillin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG:

Trước khi bắt đầu điều trị với cefdinir, phải kiểm tra kỹ xem bệnh nhân đã từng có các phản ứng quá mẫn với cefdinir, các cephalosporin khác, penicillin hoặc thuốc khác hay không. Cần sử dụng cefdinir thận trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với penicillin vì có xảy ra phản ứng chéo giữa các kháng sinh beta-lactam và có thể xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin lên tới 10%. Phải ngừng sử dụng cefdinir nếu xảy ra phản ứng dị ứng. Cần điều trị các phản ứng quá mẫn cấp tính nghiêm trọng với epinephrin và các biện pháp cấp cứu khác bao gồm thở oxy và truyền dịch, tiêm thuốc kháng histamin, corticoid, xử lý đường hô hấp tùy theo chỉ định lâm sàng.

Tiêu chảy do nhiễm Clostridium difficile.

Tiêu chảy do nhiễm Clostridium difficile (CDAD) đã được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng sinh, bao gồm cefdinir, với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ cho đến viêm đại tràng gây tử vong. Điều trị với các thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở kết tràng dẫn đến sự phát triển quá mức của C. difficile.

C. difficile sản sinh ra độc tố A và B góp phần vào sự xuất hiện của bệnh CDAD. Hypertoxin được tạo ra từ chủng C. difficile gây tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong vì các nhiễm khuẩn này có thể đề kháng với liệu pháp kháng sinh và có thể phải cắt bỏ đại tràng. CDAD phải được xem xét ở tất cả các bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Xem xét tiền sử dùng thuốc là cần thiết vì CDAD đã được báo cáo xảy ra hơn 2 tháng sau khi dùng thuốc kháng sinh.

Nếu nghi ngờ hoặc đã xác nhận bị CDAD, việc tiếp tục dùng kháng sinh không trực tiếp kháng C. difficile cần phải ngừng lại. Bù nước và chất điện giải, bổ sung protein, dùng kháng sinh điều trị C. difficile, và nên cân nhắc phẫu thuật khi có chỉ định lâm sàng.

Việc kê đơn cefdinir trong những trường hợp không được xác định hoặc không có nghi ngờ là nhiễm khuẩn hoặc được chỉ định để phòng bệnh không đem lại lợi ích cho bệnh nhân và làm tăng nguy cơ phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.

Giống với các thuốc kháng sinh phổ rộng khác, điều trị dài ngày có thể gây xuất hiện và phát triển quá mức các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Cần phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu xảy ra bội nhiễm trong thời gian điều trị thì nên dùng liệu pháp thay thế thích hợp.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.

Bệnh nhân suy thận tạm thời hoặc vĩnh viễn (độ thanh thải creatinin < 30 ml/ phút), nên giảm tổng liều dùng hàng ngày của cefdinir vì nồng độ cefdinir trong huyết tương có thể cao và kéo dài sau khi dùng liều khuyến cáo.

Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Phản ứng dương tính giả cho ceton trong nước tiểu có thể xảy ra với các xét nghiệm sử dụng nitroprussid. Dùng cefdinir có thể dẫn đến phản ứng dương tính giả glucose niệu khi dùng thuốc thử Clinitest, dung dịch Benedict, hoặc dung dịch Fehling. Nên sử dụng xét nghiệm glucose dựa trên các phản ứng enzym glucose oxidase.

Thử nghiệm Coombs trực tiếp dương tính giả đã được báo cáo suốt quá trình điều trị với các cephalosporin khác; vì thế, nên thừa nhận rằng thử nghiệm Coombs dương tính có thể là do thuốc.

Trẻ em.

Độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa được thiết lập.

Tá dược:

Thuốc có chứa tá dược dextrose khan, sucrose. Bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp về việc dung nạp fructose, chứng thiếu hụt lactose Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose – galactose không nên sử dụng thuốc này. Ngoài ra, do chứa sucrose nên có thể gây hại cho răng trẻ nếu sử dụng từ hai tuần trở lên.

Aspartam là một nguồn phenylalanin. Nó có thể gây hại nếu bạn bị bệnh phenylceton niệu (PKU), là một rối loạn di truyền hiếm gặp, do cơ thể không thể loại bỏ phenylalanin một cách thích đáng gây tích lũy phenylalanin.

 

 

 Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật thường không tiên đoán hết được các phản ứng trên người, vì thế thuốc chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết. Nguy cơ trên thai kỳ theo FDA: Mức độ B.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

Nghiên cứu cho thấy, sau khi dùng liều duy nhất 600 mg, cefdinir không được phát hiện trong sữa mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:

Chưa có báo cáo ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Các thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa nhôm hay magnesium và chế phẩm có chứa sắt làm giảm hấp thu cefdinir. Nếu cần thiết phải dùng trong khi đang điều trị với cefdinir thì nên dùng cefdinir ít nhất 2 giờ trước hay sau khi sử dụng các thuốc này.

Probenecid: Cũng giống như kháng sinh nhóm beta-lactam khác, probenecid ức chế sự bài tiết qua thận của cefdinir.

Dùng cephalosporin liều cao cùng với các thuốc gây độc trên thận (aminoglycosid, colistin, polymycin B, vancomycin…) có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):

Các tác dụng không mong muốn do cefdinir thường nhẹ bao gồm:

Thường gặp, ADR > 1/100:

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, phát ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

Viêm da, đau bụng, buồn nôn, chứng giảm bạch cầu, viêm âm đạo, khó tiêu, buồn nôn, tăng men gan, phát ban, khó thở, khó nuốt.

Hiếm khi, có thể gặp các tác dụng không mong muốn của nhóm cephalosporin bao gồm:

Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson, rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng gan bao gồm chứng ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, xuất huyết, xét nghiệm cho kết quả dương tính giả đường tiết niệu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, triệu chứng viêm đại tràng giả mạc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc, trường hợp quá mẫn nặng, cần điều trị hỗ trợ (dùng epinephrin, oxygen, kháng histamin, corticosteroid).

Nếu có co giật, ngừng cefdinir và dùng thuốc chống co giật.

Tiêu chảy do C. difficile và viêm đại tràng màng giả, nếu nhẹ chỉ cần ngừng thuốc. Với các trường hợp vừa và nặng cần truyền dịch, điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng metronidazol.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều của các kháng sinh họ beta-lactam đã được biết đến như: Buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật. Lọc máu có thể loại trừ cefdinir ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong trường hợp có suy chức năng thận.

ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC:

Dược chất chính của thuốc KIDFACEF 125 là cefdinir. Cefdinir là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ  3, có hoạt tính trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Cefdinir là thuốc diệt khuẩn theo cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, vì vậy vi khuẩn không thể tạo được vách tế bào và sẽ bị vỡ ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu.

Phổ kháng khuẩn bao gồm:

- Các vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus (kể cả những chủng sinh beta-lactamase), Staphylococcus epidermidis (chỉ những chủng nhạy cảm với methicillin), Streptococcus pneumoniae (chỉ những chủng nhạy cảm với penicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, liên cầu Viridans.

Chú ý: Cefdinir không có tác dụng trên Enterococcus và Staphylococcus kháng methicillin.

- Các vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenza (gồm những chủng sinh beta-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (gồm những chủng sinh beta-lactamase), Moraxella catarrhalis (gồm những chủng sinh beta-lactamase), Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Citrobacter diversus.

 Chú ý: Cefdinir không có tác dụng trên Pseudomonas và Enterobacters.

Cơ chế đề kháng cefdinir chủ yếu là biến đổi PBP đích, sinh beta-lactamase hoặc làm giảm tính thấm của cefdinir qua màng tế bào vi khuẩn.

ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Hấp thu: Nồng độ tối đa của cefdinir trong huyết tương xuất hiện sau 2 đến 4 giờ sau khi uống. Nồng độ cefdinir trong huyết tương tăng theo liều nhưng tăng ít hơn ở liều từ 300 mg (7 mg/kg) tới liều 600 mg (14 mg/kg). Sinh khả dụng dự đoán của cefdinir dạng hỗn dịch uống là 25%. Cefdinir dạng hỗn dịch uống liều 250 mg/ 5 ml đã được chứng minh là tương đương sinh học với liều 125 mg/ 5 ml ở người lớn khỏe mạnh uống khi đói.

Phân bố: Thể tích phân bố trung bình của cefdinir ở người lớn là 0,35 l/kg (± 0,29), ở trẻ em (từ 6 tháng đến 12 tuổi) là 0,67 l/kg (± 0,38). Cefdinir gắn với protein huyết tương từ  60% đến 70% ở người lớn và trẻ em; sự gắn kết không phụ thuộc nồng độ.

Chuyển hóa và thải trừ: Cefdinir chuyển hoá không đáng kể. Cefdinir được thải trừ chủ yếu qua thận với thời gian bán thải trung bình là 1,7 giờ. Ở người khỏe mạnh với chức năng thận bình thường, độ thanh thải của thận là 2,0 (± 1,0) mL/phút/kg và độ thanh thải của thận sau khi uống thuốc là 11,6 (± 6,0) sau khi uống liều 300 mg. Tỉ lệ thuốc tái hấp thu dưới dạng không đổi trong nước tiểu sau khi uống liều 300 mg là 18,4%. Độ thanh thải cefdinir giảm ở bệnh nhân suy thận. Nồng độ cefdinir trong huyết tương ở người suy thận cao hơn và tồn tại lâu hơn người không suy thận, cụ thể: ở người suy thận có CLcr từ 30 – 60 ml/ phút, thời gian bán thải tăng khoảng 2 lần, và ở người suy thận có CLcr < 30 ml/ phút, thời gian bán thải tăng khoảng 5 lần so với người không suy thận.

TIÊU CHUẨN:

Tiêu chuẩn cơ sở.

QUI CÁCH:

Hộp 10 gói x 2,5g. Hộp 14 gói x 2,5g. Hộp 20 gói x 2,5g.

BẢO QUẢN:

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.

HẠN DÙNG:

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

NHÀ SẢN XUẤT:

CÔNG TY CỔ PHẦN US PHARMA USA

Lô B1 – 10, Đường D2, KCN Tây Bắc Củ Chi, Tp.HCM, Việt Nam.

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 028-37908860

 

 

Danh mục sản phẩm

Videos

Hình ảnh

/images/companies/uspharma/co dong/anh dhcd 2024/Backdrop.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2024

/images/companies/uspharma/co dong/dhdcd2023/1.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2023

/images/companies/uspharma/dhdcd2022/1.jpg.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2022

/images/companies/uspharma/co dong/anh dhcd 2021/Screenshot 2022-02-17 104600.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2021

Thông tin liên hệ

Văn Phòng Đại Diện Công Ty CP US PHARMA USA
Địa chỉ: 286/4 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
(028) 38621919 - 38627979
Công Ty CP US PHARMA USA
 Địa chỉ: Lô B1-10, Đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, ấp Bàu Tre 2, Xã Tân An Hội, H. Củ Chi,TP Hồ Chí Minh
(028) 37908860 – 37908861 – 37908863 Fax: (028) 37908856 Hotline: 02837909118
uspharma.vn 
GỌI CHO CHÚNG TÔI

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2018 © uspharma.vn