1.
Thành phần công thức thuốc: Mỗi viên nén bao phim chứa:
Thành phần dược
chất: Tenofovir disoproxil fumarat........................................... 300
mg.
(Thành phần tá dược: Tinh bột ngô, Microcrystalline cellulose 101,
Polyvinyl pyrrolidon (PVP) K30, Natri stach glycolat, Magnesi stearat, Talc,
Hydroxypropylmethyl cellulose (HPMC)
606, Hydroxypropylmethyl cellulose
(HPMC) 615, Titan dioxyd, Talc, Polyethylene glycol (PEG) 6000, Màu
Brilliant blue dye).
2.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
3.
Chỉ định
TENOFOVIR 300-MV được chỉ định:
Điều trị nhiễm HIV -1
Kết hợp với các thuốc
kháng virus khác để điều trị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV-1) ở
người lớn, bệnh nhi từ 2 tuổi trở lên và nặng ít nhất 10 kg.
Điều trị viêm gan B
Điều
trị virus viêm gan B (HBV) ở người lớn và bệnh nhi từ 2 tuổi trở lên và nặng ít
nhất 10 kg.
4.
Cách dùng, liều dùng
Liều
dùng
Người lớn
Liều khuyến cáo: 300 mg 1 lần mỗi ngày.
Trẻ em
Trẻ em từ 2 tuổi và cân nặng ít nhất 17 kg: 8 mg/kg trọng lượng cơ
thể (tối đa 300 mg) mỗi ngày.
Trẻ em từ 2 tuổi và cân nặng từ 17 kg – 35 kg: Tham khảo bảng 1
Bảng 1
|
Cân nặng
(kg)
|
Liều
dùng
|
Từ 17 kg đến nhỏ hơn 22 kg
|
150 mg một lần mỗi ngày
|
Từ 22 kg đến nhỏ hơn 28 kg
|
200 mg một lần mỗi ngày
|
Từ 28 kg đến nhỏ hơn 35 kg
|
250 mg một lần mỗi ngày
|
Ít nhất 35 kg
|
300 mg một lần mỗi ngày
|
Người suy giảm chức năng thận
Tăng đáng kể tác dụng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận từ
trung bình đến nặng (độ thanh thải creatinin < 50 mL/phút).
Điều chỉnh khoảng cách thời gian dùng thuốc ở bệnh
nhân suy thận dựa trên độ thanh thải creatinin (mL/phút) của bệnh nhân:
·
Độ thanh thải
≥ 50 ml/phút:
Dùng liều thông thường 1 lần/ngày.
- Độ thanh thải 30 – 49
ml/phút: Dùng cách nhau mỗi 48 giờ.
·
Độ thanh thải 10 – 29 ml/phút:
Dùng cách nhau mỗi 72 - 96 giờ.
Bệnh
nhân thẩm phân máu: Dùng mỗi liều
cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
Không
cần chỉnh liều TENOFOVIR 300-MV đối với bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải
50 – 80 mL/phút).
Hiện
không có liều khuyến cáo cho bệnh nhân không thẩm phân máu có độ thanh thải
creatinin dưới 10 mL/phút.
Chưa
có liều khuyến cáo cho bệnh nhi suy thận.
Cách
dùng: Uống nguyên viên thuốc với nhiều nước cách xa bữa
ăn.
5.
Chống chỉ định
TENOFOVIR 300-MV chống chỉ
định trên bệnh nhân quá mẫn với tenofovir disoproxil fumarat hoặc bất cứ thành
phần tá dược nào của thuốc.
6. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Đợt cấp nặng ở bệnh nhân viêm gan
B
Tất cả bệnh nhân nên được kiểm tra viêm gan B trước khi điều trị với
TENOFOVIR 300-MV.
Đợt cấp nhiễm HBV nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân nhiễm HBV
sau khi ngưng dùng thuốc điều trị viêm gan B, kể cả tenofovir disoproxil
fumarat. Bệnh nhân nhiễm HBV nên được theo dõi chặt chẽ cả lâm sàng và cận lâm
sàng trong ít nhất vài tháng sau khi ngừng điều trị với tenofovir disoproxil
fumarat.
Nếu thích hợp, có thể dùng lại thuốc điều trị
viêm gan B, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển hoặc xơ gan,
vì đợt cấp của viêm gan sau điều trị có thể dẫn đến xơ gan mất bù và suy gan.
Bệnh nhân suy
thận khởi phát hoặc suy thận nặng
Tenofovir được thải trừ chủ yếu
qua thận. Suy thận bao gồm suy thận cấp tính và hội chứng Fanconi (tổn thương ống
thận kèm theo chứng giảm phosphat huyết) đã được báo cáo khi sử dụng tenofovir.
Trước khi hoặc trong khi điều trị với tenofovir
nên đánh giá creatinin huyết thanh, độ thanh thải creatinin, glucose trong nước
tiểu, protein trong nước tiểu. Ở bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính cũng nên đánh
giá phosphat huyết thanh.
Điều chỉnh cách liều dùng TENOFOVIR 300-MV và
theo dõi chặt chẽ ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 50 mL/phút. Không
có dữ liệu về an toàn hay hiệu quả khi dùng thuốc theo liều hướng dẫn này ở bệnh
nhân suy thận, vì vậy nên cân nhắc giữa lợi ích/nguy cơ độc tính cho thận.
TENOFOVIR 300-MV nên tránh sử dụng đồng thời hoặc
sử dụng gần với thuốc có độc tính với thận (như sử dụng NSAID liều cao hoặc nhiều NSAID).
Các trường hợp suy thận cấp sau khi bắt đầu sử dụng NSAID liều cao hoặc
nhiều NSAID đã được báo cáo ở bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ rối loạn chức năng
thận đã ổn định khi điều trị tenofovir disoproxil fumarat.
Đau xương dai dẳng hoặc trầm
trọng hơn, đau tứ chi, gãy xương và/hoặc đau, yếu cơ có thể là biểu hiện của bệnh
lý ống thận gần và cần đánh giá ngay chức năng thận ở những bệnh nhân có nguy
cơ rối loạn chức năng thận.
Bệnh nhân đồng nhiễm HIV-1 và HBV
Do nguy cơ tăng kháng HIV-1, TENOFOVIR 300-MV chỉ
nên dùng cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV-1 và HBV như một phần của liệu pháp điều
trị ARV thích hợp. Cần thực hiện xét nghiệm kháng thể HIV-1 cho bệnh nhân nhiễm
HBV trước khi sử dụng TENOFOVIR 300-MV.
Khuyến cáo nên xét nghiệm HBV trước khi điều trị bằng TENOFOVIR 300-MV ở bệnh nhân nhiễm HIV-1.
Hội chứng phục hồi miễn dịch
Đã có các báo cáo ở bệnh nhân nhiễm HIV-1 được điều
trị bằng liệu pháp ARV thích
hợp, bao gồm cả TENOFOVIR 300-MV. Trong giai đoạn đầu của điều trị ARV, bệnh
nhân nhiễm HIV-1 có hệ thống miễn dịch đáp ứng có thể phát triển phản ứng viêm
đối với các bệnh nhiễm trùng cơ hội không có triệu chứng hoặc còn sót lại (như
nhiễm Mycobacterium avium, cytomegalovirus, viêm phổi do Pneumocystis jirovecii hoặc bệnh lao) cần
đánh giá và điều trị thêm.
Các rối loạn tự miễn (như bệnh Graves, viêm đa cơ và
hội chứng Guillain-Barré) cũng đã được báo cáo là xảy ra trong quá trình phục hồi
miễn dịch, tuy nhiên thời gian khởi phát bệnh thay đổi nhiều hơn và có thể xảy
ra nhiều tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Mất xương và giảm mật độ khoáng
trong xương
Mật
độ khoáng chất của xương
Trong các thử nghiệm lâm sàng ở người lớn nhiễm
HIV-1, tenofovir disoproxil fumarat có thể làm giảm mật độ khoáng chất của
xương (BMD) và tăng các dấu ấn sinh hóa của chuyển hóa xương, cho thấy tăng chu
chuyển xương so với các chất so sánh. Nồng độ hormon tuyến cận giáp trong huyết
thanh và 1,25 nồng độ vitamin D cao hơn ở người dùng tenofovir disoproxil
fumarat.
Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá tenofovir
disoproxil fumarat ở đối tượng trẻ em cho thấy BMD tăng nhanh. Ở đối tượng nhiễm
HIV-1 từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi, tác động lên xương tương tự như ở đối tượng
người lớn và cho thấy tăng chu chuyển xương. Mức tăng BMD toàn cơ thể ở trẻ em
nhiễm HIV-1 được điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarat ít hơn so với nhóm đối
chứng. Các xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở các đối tượng trẻ em nhiễm
HBV từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong tất cả các thử nghiệm nhi khoa, sự phát
triển bình thường của bộ xương (chiều cao) không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian
thử nghiệm lâm sàng
Chưa có dữ liệu đầy đủ về những thay đổi liên quan đến
dùng tenofovir disoproxil fumarat trong BMD và các dấu ấn sinh hóa đối với sức
khỏe xương lâu dài và nguy cơ gãy xương trong tương lai ở người lớn và đối tượng
trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Ảnh hưởng lâu dài của cột sống dưới và BMD toàn bộ cơ
thể lên sự phát triển hệ xương ở bệnh nhi và đặc biệt, ảnh hưởng tác dụng lâu
dài ở trẻ nhỏ hơn là chưa rõ.
Mặc dù tác dụng của việc bổ sung canxi và vitamin D
chưa được nghiên cứu, nhưng việc bổ sung như vậy có thể có lợi. Đánh giá BMD
nên được xem xét đối với người lớn và trẻ em có tiền sử gãy xương hoặc các yếu
tố nguy cơ khác gây loãng xương hoặc mất xương. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ các
bất thường về xương, cần được tư vấn thích hợp.
Các khiếm khuyết khoáng chất
Các trường hợp nhuyễn xương liên quan đến bệnh lý ống
thận gần có biểu hiện như đau xương, đau tứ chi hoặc góp phần gây gãy xương đã
được báo cáo liên quan đến việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat.
Đau khớp và đau hoặc yếu cơ cũng đã được báo cáo
trong các trường hợp mắc bệnh viêm ống thận gần.
Giảm phosphat máu và nhuyễn xương thứ phát sau bệnh ống
thận gần nên xem xét ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận, người có các triệu chứng
về xương hoặc cơ dai dẳng hoặc xấu đi trong khi dùng các sản phẩm chứa tenofovir
disoproxil fumarat.
Bệnh nhân nhiễm toan acid lactic và phù gan nặng do nhiễm mỡ
Đã có báo cáo về nhiễm toan lactic và gan to nặng
kèm theo nhiễm mỡ, bao gồm cả trường hợp tử vong, khi sử dụng các chất tương tự
nucleotid (bao gồm tenofovir disoproxil fumarat) đơn liều hoặc kết hợp với các
thuốc kháng retrovirus khác.
Ngưng sử dụng thuốc khi bệnh nhân có các phát hiện
lâm sàng hoặc xét nghiệm là nhiễm acid lactic hoặc nhiễm độc gan rõ rệt (bao gồm
gan to và nhiễm mỡ ngay cả khi không có tăng transaminase rõ rệt).
Nguy
cơ xảy ra phản ứng không mong muốn do tương tác thuốc
Việc sử dụng đồng thời tenofovir disoproxil fumarat
với các thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc đáng kể đã biết hoặc có khả
năng xảy ra, một trong số đó có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn có thể
xảy ra trên lâm sàng do tiếp xúc nhiều với các thuốc dùng phối hợp xem mục “Tương
tác, tương kỵ của thuốc”.
Các bước để phòng ngừa hoặc dự đoán các tương tác
thuốc đáng kể có thể có và đã biết, bao gồm khuyến cáo về liều dùng (xem Bảng
2). Cần xem xét khả năng tương tác thuốc trước và trong khi điều trị bằng tenofovir
disoproxil fumarat, xem xét thuốc phối hợp dùng trong quá trình điều trị với tenofovir
disoproxil fumarat và theo dõi các phản ứng không mong muốn liên quan đến các
thuốc phối hợp.
7.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có
thai và cho con bú
Thai
kỳ
Dữ liệu có sẵn từ APR (Antiretroviral Pregnancy Registry – cơ
quan đăng ký sử dụng thuốc kháng virus trong thai kỳ) cho thấy không có gia
tăng nguy cơ tổng thể của các dị tật bẩm sinh nặng khi tiếp xúc với tenofovir
disoproxil fumarat trong ba tháng đầu (2,1%) so với tỷ lệ nền cho các dị tật bẩm
sinh nặng là 2,7% trong một nhóm dân số tham khảo của Hoa Kỳ trong Chương trình
Khuyết tật bẩm sinh Metropolitan Atlanta (MACDP). Tỷ lệ sẩy thai đối với từng
loại thuốc không được báo cáo trong APR. Trong dân số Hoa Kỳ, nguy cơ sẩy thai
cơ bản được ước tính trong các trường hợp mang thai được công nhận lâm sàng là
15-20%.
Các nghiên cứu đã công bố trên các đối tượng nhiễm
HBV không báo cáo về nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn khi sử dụng tenofovir
disoproxil fumarat trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Trong các nghiên cứu về sinh sản trên động vật,
không có tác dụng không mong muốn phát triển nào được quan sát thấy khi dùng tenofovir
disoproxil fumarat ở liều/liều sinh lý ≥ 14 lần (tenofovir disoproxil fumarat) và 2,7 lần (tenofovir) so với
liều TENOFOVIR 300-MV được khuyến cáo hàng ngày.
Dữ
liệu trên người
Dựa
trên các báo cáo nguy
cơ từ việc tác dụng APR với các phác đồ chứa tenofovir disoproxil
fumarat trong thời kỳ mang thai kết quả là trẻ sinh ra còn sống (bao gồm 3.342
trẻ tiếp xúc trong 3 tháng đầu và 1.475 trẻ tiếp xúc trong 3 tháng thứ hai/thứ
ba), không tăng các dị tật bẩm sinh tổng thể nặng với tenofovir disoproxil
fumarat so với tỷ lệ dị tật bẩm sinh nền là 2,7% trong nhóm dân số tham chiếu
của MACDP ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh nặng ở trẻ sinh ra còn sống
là 2,3% (95% Cl: 1,8% đến 2,8%) khi tiếp xúc với phác đồ có tenofovir
disoproxil fumarat trong 3 tháng đầu tiên và 2,1% (95% Cl: 1,4% đến 3,0%) với 3
tháng thứ hai/thứ ba với các phác đồ chứa tenofovir disoproxil fumarat.
Các
báo cáo nguy
cơ từ APR về các dị tật bẩm sinh tổng thể nặng trong thai kỳ tiếp xúc với tenofovir
disoproxil fumarat được so sánh với tỷ lệ dị tật bẩm sinh cơ bản ở Hoa Kỳ.
Hạn
chế về phương pháp luận của APR bao gồm việc sử dụng MACDP làm nhóm so sánh bên
ngoài. Hạn chế của việc sử dụng bộ so sánh bên ngoài bao gồm sự khác biệt về
phương pháp luận và dân số, cũng như gây nhiễu do bệnh lý có từ trước.
Trong
dữ liệu được công bố từ ba thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, tổng cộng 327 phụ
nữ mang thai nhiễm HBV mãn tính sử dụng tenofovir disoproxil fumarat từ 28 đến
32 tuần tuổi thai đến 1 đến 2 tháng sau sinh và theo dõi đến 12 tháng sau khi
sinh. Không có phát hiện mới về tính an toàn ở phụ nữ mang thai so với hồ sơ an
toàn đã biết của tenofovir disoproxil fumarat ở người lớn nhiễm HBV. Không quan
sát thấy nguy cơ gia tăng các bất
lợi liên quan đến thai nghén, 2 trường hợp thai chết lưu đã
được xác định và 1 trường hợp dị tật bẩm sinh nặng (talipes) và 1 trường hợp có
nhiều dị tật bẩm sinh (không được nêu rõ thêm) ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với tenofovir
disoproxil fumarat. Trẻ sơ sinh được theo dõi đến 12 tháng sau khi sinh không
có phát hiện lâm sàng liên quan đến thuốc ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với tenofovir
disoproxil fumarat trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Dữ
liệu trên động vật
Tenofovir
disoproxil fumarat dùng liều uống trên chuột mang thai (0, 50, 150
hoặc 450 mg/kg/ngày) và thỏ (0, 30, 100 hoặc
300 mg/kg/ngày) thông qua quá trình tự tạo cơ quan (vào các ngày mang thai tương
ứng từ 7 đến 17 và 6 đến 18). Không có độc tính đáng kể nào được quan sát thấy
trong các nghiên cứu độc tính trên phôi thai thực hiện với tenofovir disoproxil
fumarat ở chuột với liều gấp 14 lần
và
ở thỏ liều gấp
19 lần liều dùng cho người dựa trên so sánh diện tích bề mặt cơ thể. Trong nghiên cứu về sự phát
triển trước/sau khi sinh ở chuột, tenofovir disoproxil fumarat được sử dụng
đường uống khi cho con bú với liều lên đến 600 mg/kg/ngày, không có tác dụng không mong muốn nào
ở con khi sử
dụng tenofovir cao hơn khoảng 2,7 lần so với dùng liều tenofovir disoproxil
fumarat khuyến cáo hàng ngày
ở người.
Cho con bú
Dựa
trên dữ liệu đã công bố, tenofovir được chứng minh có mặt trong sữa mẹ. Chưa có
dữ liệu về việc tenofovir có ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa hoặc ảnh hưởng đến
trẻ bú mẹ.
Điều trị nhiễm HIV
Khuyến
cáo bà mẹ nhiễm HIV-1 không nên cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ lây truyền
HIV-1 sau sinh.
Vì
khả năng: (1) Lây truyền HIV (ở trẻ sơ sinh âm tính với HIV), (2) Phát triển
khả năng kháng virus (ở trẻ sơ sinh dương tính với HIV) và (3) Các phản ứng không
mong muốn ở trẻ bú mẹ tương tự như ở người lớn, hướng dẫn các bà mẹ không cho
con bú nếu họ đang dùng tenofovir disoproxil fumarat để điều trị HIV-1.
Điều trị nhiễm HBV
Cần
xem xét lợi ích/nguy cơ tiềm ẩn giữa sự phát triển, sức khỏe của trẻ khi nuôi
con bằng sữa mẹ với tình trạng, nhu cầu lâm sàng của mẹ.
Trong
một nghiên cứu trên 50 phụ nữ không bị nhiễm HIV đang cho con bú theo chế độ có
tenofovir bắt đầu từ 1 đến 24 tuần sau sinh (trung bình 13 tuần), không phát
hiện tenofovir trong huyết tương của hầu hết trẻ sơ sinh sau 7 ngày điều trị ở
các bà mẹ. Không có tác dụng không mong muốn nghiêm trọng ở bà mẹ hoặc trẻ sơ
sinh.
Sử dụng ở trẻ em
Tính
an toàn và hiệu quả của tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhi từ 2 tuổi đến
dưới 18 tuổi thể hiện bởi dữ liệu từ hai thử nghiệm ngẫu nhiên. Thử nghiệm 352
là thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở 92 đối tượng trải qua điều trị HIV-1 từ
2 tuổi đến dưới 12 tuổi điều trị virus bằng liệu pháp chứa stavudin hoặc
zidovudin và được chọn ngẫu nhiên để chuyển sang sử dụng tenofovir disoproxil
fumarat (N = 44) hoặc duy trì phác đồ ban đầu (N = 48) trong 48 tuần. Ở tuần
48, 89% đối tượng trong nhóm điều trị tenofovir disoproxil fumarat và 90% đối
tượng trong nhóm điều trị d4T hoặc AZT có nồng độ HIV-1 RNA < 400 copies/mL.
Thử nghiệm 321 là thử nghiệm có đối chứng với giả dược ở 87 đối tượng đã điều
trị HIV-1 từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được điều trị bằng tenofovir disoproxil
fumarat (N = 45) hoặc giả dược (N = 42) kết hợp với phác đồ nền được tối ưu hóa
cho 48 tuần. Nhìn chung, thử nghiệm không cho thấy sự khác biệt về đáp ứng
virus học giữa nhóm tenofovir disoproxil fumarat và nhóm giả dược. Các phân
tích trên nhóm nhỏ không cho thấy sự biệt trong đáp ứng virus học có thể là do
sự mất cân bằng giữa các nhóm điều trị về tính nhạy cảm của virus ban đầu đối
với tenofovir disoproxil fumarat và OBR.
Mặc
dù những thay đổi trong HIV-1 RNA ở những đối tượng đã điều trị trong thử
nghiệm 321 ít hơn dự đoán, nhưng đặc điểm dược động học của tenofovir ở bệnh
nhân từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi ở liều khuyến cáo được cho là an toàn và hiệu
quả trong các thử nghiệm lâm sàng tương tự như người lớn.
Ảnh
hưởng của thay đổi liên quan đến tenofovir disoproxil fumarat trong BMD và các
dấu ấn sinh hóa đối với sức khỏe xương lâu dài và nguy cơ gãy xương trong tương
lai ở bệnh nhi HIV-1 từ 2 tuổi trở lên vẫn chưa biết rõ. Ảnh hưởng lâu dài của
cột sống dưới và BMD toàn bộ cơ thể lên sự phát triển hệ xương ở bệnh nhi từ 2
tuổi trở lên và đặc biệt ảnh hưởng của việc sử dụng trong thời gian dài ở trẻ
nhỏ hơn là chưa rõ.
Tính
an toàn và hiệu quả của tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhi dưới 2 tuổi và
cân nặng dưới 10 kg nhiễm HIV-1 chưa được thiết lập.
Bệnh
nhi từ 2 tuổi trở lên bị viêm gan B mãn tính
Tính
an toàn và hiệu quả của tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhi từ 2 tuổi đến
dưới 18 tuổi được thể hiện bởi dữ liệu từ hai thử nghiệm ngẫu nhiên (Thử nghiệm
115 và thử nghiệm 144) trong đó tenofovir disoproxil fumarat được sử dụng cho
các đối tượng đã điều trị nhiễm HBV.
Trong
thử nghiệm 115, 106 đối tượng HBeAg âm tính (9%) và dương tính (91%) đối tượng
từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiễm HBV mãn tính được chọn ngẫu nhiên để điều trị
mù bằng tenofovir disoproxil fumarat hoặc giả dược trong 72 tuần. Ở tuần 72,
88% đối tượng trong nhóm tenofovir disoproxil fumarat và 0% đối tượng trong
nhóm giả dược có HBV DNA < 400 copies/mL (69 IU/mL). Trong Thử nghiệm 144,
89 đối tượng HBeAg dương tính (96%) và âm tính (4%) đối tượng từ 2 tuổi đến
dưới 12 tuổi được điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarat liều dùng 8 mg/kg
tối đa 300 mg hoặc giả dược một lần mỗi ngày trong 48 tuần. Ở tuần 48, 77% đối
tượng trong nhóm tenofovir disoproxil fumarat và 7% đối tượng trong nhóm giả
dược có HBV DNA < 400 copies/mL (69 IU/mL).
Ảnh
hưởng của thay đổi liên quan đến tenofovir disoproxil fumarat trong BMD và các
dấu ấn sinh hóa đối với sức khỏe xương lâu dài và nguy cơ gãy xương trong tương
lai ở bệnh nhi nhiễm HBV mãn tính từ 2 tuổi trở lên vẫn chưa xác định rõ. Ảnh
hưởng lâu dài của cột sống dưới và BMD toàn bộ cơ thể lên sự phát triển hệ
xương ở bệnh nhi từ 2 tuổi trở lên, và đặc biệt, ảnh hưởng của việc sử dụng
trong thời gian dài ở trẻ nhỏ hơn chưa xác định rõ.
Tính
an toàn và hiệu quả của tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhi nhiễm HBV mạn
tính dưới 2 tuổi và cân nặng dưới 10 kg chưa được xác định rõ.
Sử
dụng ở người cao tuổi
Các
thử nghiệm lâm sàng của tenofovir disoproxil fumarat không đủ số lượng đối
tượng từ 65 tuổi trở lên để xác định xem liệu họ có phản ứng khác với các đối
tượng trẻ hơn hay không. Vì vậy, việc lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi nên
thận trọng, lưu ý tần suất giảm chức năng gan, thận hoặc tim và các bệnh đồng
thời hoặc điều trị bằng thuốc khác.
Bệnh nhân suy thận
Khoảng
cách giữa 2 liều nên được điều chỉnh ở bệnh nhân người lớn có độ thanh thải
creatinin < 50 mL/phút hoặc ở bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối cần lọc
máu.
8.
Ảnh
hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái
xe, vận hành máy móc.
9. Tương
tác, tương kỵ của thuốc
Ảnh hưởng thuốc đến chức năng thận
Tenofovir
được thải trừ chủ yếu qua thận. Dùng kết hợp tenofovir disoproxil fumarat với
các thuốc khác thải trừ qua bài tiết tích cực ở ống thận có thể làm tăng nồng
độ của tenofovir và/hoặc thuốc dùng chung ví dụ: Acyclovir, cidofovir,
ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir, aminoglycosid như gentamicin và
NSAID liều cao hoặc nhiều NSAID. Thuốc làm giảm chức năng thận có thể làm tăng
nồng độ của tenofovir.
Trong
điều trị viêm gan B mãn tính, không nên dùng tenofovir disoproxil fumarat kết
hợp với HEPSERA (adefovir dipivoxil).
Các
tương tác thuốc quan trọng và tương tác đã được thiết lập
Các
tương tác thuốc được mô tả dựa trên các nghiên cứu thực hiện với tenofovir
disoproxil fumarat.
Bảng
2: Tương tác thuốc quan trọnga và tương tác đã được thiết lập: Thay
đổi liều lượng hoặc phác đồ điều trị được khuyến cáo dựa trên các thử nghiệm
tương tác thuốc.
|
Nhóm thuốc kết hợp
|
Ảnh hưởng đến nồng
độ thuốcb
|
Nhận
xét lâm sàng
|
NRTI:
Didanosin
|
h didanosin
|
Bệnh
nhân dùng tenofovir disoproxil fumarat và didanosin nên được theo dõi chặt
chẽ các phản ứng không
mong muốn liên quan đến didanosin.
Ngừng dùng didanosin ở bệnh nhân phát triển phản ứng không mong muốn liên
quan đến didanosin. Nồng độ didanosin cao hơn có thể làm tăng các phản ứng không
mong muốn liên quan đến didanosin, bao gồm viêm tụy và bệnh thần kinh. Sự ức
chế số lượng tế bào CD4+ được quan sát ở bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil
fumarat với didanosin 400 mg mỗi ngày.
Ở
bệnh nhân nặng hơn 60 kg, giảm liều didanosin xuống 250 mg khi dùng chung với
tenofovir disoproxil fumarat. Ở những bệnh nhân nặng dưới 60 kg, giảm liều
didanosin xuống 200 mg khi dùng chung với tenofovir disoproxil fumarat. Khi
dùng chung tenofovir disoproxil fumarat và Videx EC có thể dùng trong điều
kiện nhịn ăn hoặc với bữa ăn nhẹ (dưới 400 kcal, 20% chất béo).
|
Ức chế
protein HIV-1:
Atazanavir
Opinavir/ritonavir
Atazanavir/ritonavir
Darunavir/ritonavir
|
i atazanavir
h tenofovir
|
Khi
phối hợp với tenofovir
disoproxil fumarat nên dùng atazanavir 300 mg với ritonavir 100 mg.
Theo
dõi bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil fumarat đồng thời với
lopinavir/ritonavir, atazanavir tăng cường ritonavir hoặc darunavir tăng
cường ritonavir đối với các phản ứng không mong muốn liên quan đến tenofovir
disoproxil fumarat. Ngừng dùng tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhân xuất
hiện các phản ứng không mong muốn liên quan đến tenofovir disoproxil fumarat.
|
Tác nhân kháng virus viêm gan B:
Sofosbuvir/velpatasvir
Sofosbuvir/velpatasvir/
xoxilaprevir
Ledipasvir/sofosbuvir
|
htenofovir
|
Theo
dõi bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil fumarat phối hợp với sofosbuvir/velpatasvir
để biết các phản ứng không mong muốn liên quan đến tenofovir disoproxil
fumarat.
Theo
dõi bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil fumarat đồng thời với ledipasvir/sofosbuvir
mà không có chất ức chế protease HIV-1/ritonavir hoặc kết hợp chất ức chế
protease HIV-1/cobicistat để biết các phản ứng không mong muốn liên quan đến
tenofovir disoproxil fumarat. Ở bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil fumarat
đồng thời với ledipasvir/sofosbuvir và chất ức chế protease HIV-1/ritonavir
hoặc kết hợp chất ức chế protease HIV-1 /cobicistat, cân nhắc liệu pháp HCV
hoặc thuốc kháng retrovirus thay thế, vì chưa xác định được tính an toàn của
việc tăng nồng độ tenofovir trong liệu pháp này. Nếu cần dùng chung, theo dõi
các phản ứng không mong muốn liên quan đến tenofovir disoproxil fumarat.
|
a: Bảng này không bao gồm tất cả
b: h: tăng; i: giảm
10.
Tác dụng không mong muốn của
thuốc (ADR)
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc cũng đã được nhắc đến
trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc”.
Các tác dụng không mong muốn dưới đây được xác định trong quá
trình lưu hành thuốc trên thị trường. Bởi vì các phản ứng sau khi lưu hành thuốc
được báo cáo bởi nhóm dân số có quy mô không chắc chắn, không phải lúc nào cũng
có thể ước tính một cách đáng tin cậy tần suất của chúng hoặc hệ quả khi tiếp
xúc với thuốc.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
Phản ứng dị ứng, bao gồm cả phù mạch.
Rối loạn chuyển hóa và dinh
dưỡng: Nhiễm toan lactic, hạ kali máu,
hạ phosphat máu.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và
trung thất: Khó thở.
Rối loạn tiêu hóa:
Viêm tụy, tăng amylase, đau bụng.
Rối loạn gan mật:
Nhiễm mỡ gan, viêm gan, tăng men gan (thường gặp nhất là AST, ALT gamma GT).
Rối loạn da và mô dưới da:
Phát ban.
Rối loạn cơ xương và mô liên
kết: Tiêu cơ vân, nhuyễn xương (biểu
hiện là đau xương và có thể góp phần gây gãy xương), yếu cơ, bệnh cơ.
Rối loạn thận và tiết niệu:
Suy thận cấp, suy thận, hoại tử ống thận cấp, hội chứng Fanconi, bệnh ống thận
gần, viêm thận kẽ (kể cả các trường hợp cấp tính), đái tháo nhạt do thận, suy
thận, tăng creatinin, protein niệu, đa niệu.
Rối loạn chung:
Suy nhược.
Các
phản ứng không mong muốn đã được liệt kê trong ở trên như: Tiêu cơ vân, nhuyễn
xương, hạ kali máu, yếu cơ, bệnh cơ, giảm phosphate huyết, có thể xảy ra do
bệnh lý ống thận gần.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn
gặp phải khi sử dụng thuốc.
11.
Quá liều và cách xử trí
Nếu xảy ra quá liều, bệnh nhân phải được theo dõi để tìm dấu hiệu về độc tính và điều trị hỗ trợ thích hợp.
Tenofovir được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm tách máu với hệ số chiết xuất xấp xỉ 54%. Sau liều đơn TENOFOVIR 300-MV, đợt thẩm tách máu kéo dài 4 giờ đã loại bỏ khoảng 10% liều tenofovir đã dùng.
12.
Đặc tính dược lực học
Nhóm dược lý: Thuộc nhóm: Thuốc kháng virus, mã ATC: J05AF07.
Cơ chế tác dụng
Tenofovir disoproxil
fumarat là một chất tương tự nucleotid phosphonat diester mạch hở của adenosin
monophosphat. Tenofovir disoproxil fumarat cần phải thủy phân diester ở giai
đoạn đầu để tạo thành tenofovir và quá trình phosphoryl hóa tiếp theo bởi các
enzym tế bào tạo thành tenofovir diphosphat (TFV-DP), chất kết thúc chuỗi bắt
buộc. Tenofovir diphosphat ức chế hoạt động của men sao chép ngược HIV-1 (RT)
và HBV RT bằng cách cạnh tranh với cơ chất có trong deoxyadenosin
5’-triphosphat sau đó kết hợp vào DNA, kết thúc chuỗi DNA. Tenofovir diphosphat
là một chất ức chế yếu đối với DNA polymeras a, b ở động vật có vú và
DNA polymeras γ của ty thể.
Hoạt tính kháng virus HIV
Hoạt tính kháng virus của tenofovir trong
phòng thí nghiệm và lâm sàng đối với các HIV-1 phân lập được đánh giá trong các
dòng tế bào nguyên bào lympho, tế bào bạch cầu đơn nhân/đại thực bào chính và
tế bào lympho máu ngoại vi. Giá trị EC50 đối với tenofovir nằm trong
khoảng 0,04 mM đến 8,5 mM. Trong các nghiên
cứu kết hợp thuốc, tenofovir không đối kháng với thuốc ức chế enzym sao chép
ngược nucleotid - NRTIs (abacavir, didanosin, lamivudin, stavudin, zidovudin), thuốc
ức chế enzym sao chép ngược không phải nucleotid - NNRTIs (efavirenz,
nevirapin) và chất ức chế protease (amprenavir, indinavir, nelfinavir, riquto).
Tenofovir thể hiện hoạt tính kháng virus trong nuôi cấy tế bào chống lại các
nhóm HIV-1 A, B, C, D, E, F, G và O (giá trị EC50 dao động từ 0,5 mM đến 2,2 mM) và hoạt tính đặc
hiệu của chủng chống lại HIV-2 (Giá trị EC50 nằm trong khoảng từ 1,6
mM đến 5,5 mM).
Kháng thuốc
Phân lập HIV-1 giảm
tính nhạy cảm với tenofovir đã được chọn trong nuôi cấy tế bào. Những virus này
thay thế K65R trong RT và làm giảm độ nhạy cảm với tenofovir từ 2 đến 4 lần.
Ngoài ra, sự thay thế K70E trong HIV-1 RT được lựa chọn bởi tenofovir và làm
giảm tính nhạy cảm với tenofovir ở mức độ thấp.
Trong thử nghiệm 903
đối tượng chưa từng điều trị (tenofovir disoproxil fumarat + 3TC + EFV so với
d4T + 3TC + EFV), phân tích kiểu gen của các chủng phân lập từ các đối tượng điều
trị thất bại trong tuần 144 cho thấy sự phát triển của EFV và 3TC thường xuyên
nhất và không có sự khác biệt giữa các nhóm điều trị. Sự thay thế K65R xảy ra ở
8/47 (17%) bệnh nhân được phân tích trong nhánh tenofovir disoproxil fumarat và
ở 2/49 (4%) bệnh nhân được phân tích trong nhánh d4T. Trong số 8 đối tượng có
virus đã phát triển K65R ở nhánh tenofovir disoproxil fumarat qua 144 tuần, 7
đối tượng xảy ra trong 48 tuần điều trị đầu tiên và một ở tuần 96. Một bệnh nhân
trong nhóm tenofovir disoproxil fumarat đã phát triển thay thế K70E trong virus.
Các chất thay thế khác không xác định trong thử nghiệm này.
Trong
thử nghiệm 934 đối tượng chưa từng được điều trị (tenofovir disoproxil fumarat
+ FTC + EFV so với AZT/3TC + EFV), phân tích kiểu gen được thực hiện trên các
chủng HIV-1 phân lập từ tất cả các đối tượng điều trị thất bại được xác nhận
với trên 400 copies/mL ARN HIV-1 ở tuần thứ 144 hoặc ngừng thuốc sớm cho thấy
sự phát triển của các thay thế EFV xảy ra thường xuyên nhất và tương tự nhau
giữa hai nhóm điều trị. Thay thế M184V, liên quan đến kháng FTC và 3TC, được
quan sát thấy ở 2/19 mẫu phân lập đối tượng được phân tích trong nhóm tenofovir
disoproxil fumarat + FTC và ở 10/29 mẫu phân lập đối tượng được phân tích trong
nhóm AZT/3TC. Qua 144 tuần của thử nghiệm 934, không có đối tượng nào phát
triển sự thay thế K65R có thể phát hiện trong HIV-1 của họ như phân tích thông
qua phân tích kiểu gen tiêu chuẩn.
Kháng thuốc chéo
Kháng
thuốc chéo giữa một số NRTI HIV-1 đã được công nhận. Các chất thay thế K65R và
K70E được chọn lọc bởi tenofovir được lựa chọn ở một số đối tượng nhiễm HIV-1
điều trị bằng abacavir hoặc didanosin. Các phân lập HIV-1 với sự thay thế này
cho thấy giảm tính nhạy cảm với FTC và 3TC. Do đó, sự kháng thuốc chéo giữa các
loại thuốc này có thể xảy ra ở bệnh nhân có virus chứa thay thế K65R hoặc thay
thế K70E. Các chủng HIV-1 phân lập từ các đối tượng (N = 20) có HIV-1 biểu hiện
trung bình của ba lần thay thế RT liên quan đến AZT (M41L, D67N, K70R, L210W,
T215Y/F hoặc K219Q/E/N), cho thấy giảm 3,1 lần độ nhạy cảm với tenofovir.
Trong
các thử nghiệm 902 và 907 được thực hiện ở các đối tượng đã trải qua điều trị (tenofovir
disoproxil fumarat + Liệu pháp nền tiêu chuẩn (SBT) so với giả dược + SBT) có
14/304 (5%) đối tượng được điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarat điều trị thất
bại qua tuần 96 có tính nhạy cảm với tenofovir > 1,4 lần (trung bình 2,7
lần). Phân tích kiểu gen của các phân lập ban đầu và sai phân cho thấy sự phát
triển của sự thay thế K65R trong gen HIV-1 RT.
Đáp
ứng virus học với liệu pháp tenofovir disoproxil fumarat đã được đánh giá liên
quan đến kiểu gen cơ bản của virus (N = 222) ở đối tượng đã được điều trị tham
gia thử nghiệm 902 và 907. Trong các thử nghiệm lâm sàng này, 94% số người tham
gia được đánh giá có các phân lập HIV-1 ban đầu biểu hiện ít nhất một thay thế
NRTI. Các đáp ứng virus học đối với các đối tượng trong cơ bản kiểu gen tương
tự như kết quả thử nghiệm tổng thể.
Một
số phân tích thăm dò để đánh giá ảnh hưởng của các thay thế cụ thể và các mô
hình thay thế đối với đáp ứng virus học. Mức độ thay đổi kháng thuốc chéo của tenofovir
disoproxil fumarat đối với các chất thay thế liên quan đến kháng AZT đã có từ
trước (M41L, D67N, K70R, L210W, T215Y/F, hoặc K219Q/E/N) được quan sát và dường
như phụ thuộc vào loại và số lượng thay thế cụ thể. Đối tượng được điều trị
bằng tenofovir disoproxil fumarat mà HIV-1 biểu hiện từ 3 lần thay thế liên
quan đến kháng AZT trở lên bao gồm thuốc thay thế M41L hoặc L210W RT cho thấy
giảm đáp ứng với liệu pháp tenofovir disoproxil fumarat; tuy nhiên, những phản
hồi này được cải thiện so với giả dược. Sự hiện diện của chất thay thế D67N,
K70R, T215Y/F, hoặc K219Q/E/N dường như không ảnh hưởng đến đáp ứng với liệu
pháp tenofovir disoproxil fumarat. Các đối tượng có virus biểu hiện sự thay thế
L74V mà không có sự thay thế liên quan đến kháng AZT (N = 8) đã giảm phản ứng
với tenofovir disoproxil fumarat. Dữ liệu có sẵn cho các đối tượng có virus
biểu hiện thay thế Y115F (N = 3), thay thế Q151M (N = 2) hoặc chèn T69 (N = 4)
tất cả đều có phản ứng giảm.
Trong
các phân tích xác định theo phác đồ, đáp ứng virus học với tenofovir disoproxil
fumarat không giảm ở người nhiễm HIV-1 có biểu hiện thay thế M184V liên quan
đến kháng abacavir/FTC/3TC. Các phản ứng RNA của HIV-1 trong những đối tượng
này được duy trì lâu dài cho đến tuần 48.
Thử nghiệm 902 và 907 phân tích
kiểu hình
Phân
tích kiểu hình của HIV-1 ban đầu từ người đã trải qua điều trị (N = 100) chứng
minh mối tương quan giữa tính nhạy cảm ban đầu với tenofovir disoproxil fumarat
và đáp ứng với điều trị tenofovir disoproxil fumarat.
Bảng 3: Đáp
ứng với HIV-1 RNA ở tuần thứ 24 theo tính nhạy cảm với tenofovir disoproxil fumarat ban đầu (Phân tích theo phân bổ ngẫu
nhiên ban đầu)a
|
Tính
nhạy cảm với tenofovir disoproxil fumarat ban đầub
|
Sự thay đổi trong HIV-1 RNAc (N)
|
< 1
> 1 và ≤ 3
> 3 và ≤ 4
> 4
|
− 0,74 (35)
− 0,56 (49)
− 0,3 (7)
− 0,12 (9)
|
a.
Tính nhạy cảm với tenofovir được xác định bằng xét nghiệm kiểu hình Antivirogram
tái tổ hợp (Virco).
b.
Biểu đồ sự thay đổi của tính nhạy cảm.
c.
Sự thay đổi RNA của HIV-1 trung bình từ lúc ban đầu đến tuần 24 (DAVG24) trong
log10 copies/mL.
Hoạt
tính kháng viêm gan HBV
Hoạt tính kháng virus
Hoạt
tính kháng virus của tenofovir đối với HBV được đánh giá trong dòng tế bào
HepG2 2.2.15. Giá trị EC50 đối với tenofovir nằm trong khoảng từ
0,14 đến 1,5 mM,
với giá trị CC50 (nồng độ gây độc tế bào 50%) > 100 mM.
Trong các nghiên cứu về hoạt tính kháng virus kết hợp nuôi cấy tế bào của
tenofovir với entecavir, lamivudin và telbivudin của HBV NrtI và emtricitabin
của HIV-1 NRTI không có hoạt tính kháng thuốc nào được quan sát thấy.
Kháng thuốc
Tính
kháng kiểu gen tenofovir disoproxil fumarat đã được đánh giá hàng năm tối đa
384 tuần trong các thử nghiệm 0102, 0103, 0106, 0108 và 0121 với các trình tự acid
amin HBV rt ghép đôi của các phân lập tiền xử lý và điều trị khỏi những đối
tượng đã nhận được ít nhất 24 tuần trị liệu đơn với tenofovir disoproxil
fumarat và vẫn còn virus với HBV DNA ≥400 copies/mL (69 IU/mL) vào cuối mỗi năm
nghiên cứu (hoặc khi ngừng trị liệu đơn với tenofovir disoproxil fumarat) bằng
cách sử dụng phân tích đã điều trị. Trong dân số không có nucleotid từ thử
nghiệm 0102 và 0103, đối tượng HBeAg dương tính có tải lượng virus cơ bản cao
hơn so với đối tượng HBeAg âm tính và tỷ lệ đối tượng vẫn còn virus trong máu tại
thời điểm kết thúc khi dùng tenofovir disoproxil fumarat đơn trị liệu cao hơn
đáng kể (tương ứng 15% so với 5%).
Các chủng HBV phân lập từ những đối tượng này vẫn còn virus cho thấy các thay thế điều trị cấp cứu (Bảng 4), tuy nhiên, không có sự thay thế cụ thể nào xảy ra ở mức đủ tần số liên quan đến khả năng kháng tenofovir disoproxil fumarat (phân tích kiểu gen và kiểu hình).
Bảng
4: Sự thay thế acid amin của các đối tượng có virus trong máu qua các thử
nghiệm HBV điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarat.
|
|
Bệnh gan còn bù
|
Bệnh gan mất bù (N = 39)d
|
Chưa sử dụng nucleotid
( N = 417)a
|
Đã trải qua HEPSERA
(N = 247)b
|
Kháng lamivudin
(N = 136)c
|
Virus
còn trong máu ở thời điểm kết thúc
|
38/417 (9%)
|
37/247
(15%)
|
9/136 (7%)
|
7/39 (18%)
|
Thay
thế amino acid trong điều trị khẩn cấpe
|
18f/32
(56%)
|
11g/31
(35%)
|
6h/8
(75%)
|
3/5 (60%)
|
a.
Các đối tượng chưa từng sử dụng nucleotid từ thử nghiệm 0102 (N = 246) và 0103
(N = 171) điều trị trong 384 trị với tenofovir disoproxil fumarat.
b.
Các đối tượng đã trải qua HEPSERA từ thử nghiệm 0102/0103 (N = 195) và 0106 (N
= 52) điều trị tối đa 336 tuần với tenofovir disoproxil fumarat sau khi chuyển
sang tenofovir disoproxil fumarat từ HEPSERA. Thử nghiệm 0106, một thử nghiệm
ngẫu nhiên, mù đôi, giai đoạn 2 kéo dài 168 tuần đã hoàn thành.
c.
Đối tượng kháng lamivudin từ thử nghiệm 0121 (N = 136) được điều trị 96 tuần
với tenofovir disoproxil fumarat sau khi chuyển sang tenofovir disoproxil
fumarat từ lamivudin.
d.
Các đối tượng bị bệnh gan mất bù từ thử nghiệm 0108 (N = 39) được điều trị bằng
tenofovir disoproxil fumarat lên đến 48 tuần.
e.
Mẫu số bao gồm những đối tượng bị nhiễm virus tại thời điểm kết thúc khi điều
trị đơn tenofovir disoproxil fumarat và có dữ liệu kiểu gen được ghép nối có
giá trị.
f.
Trong số 18 đối tượng có thay thế acid amin điều trị khẩn cấp trong các thử
nghiệm 0102 và 0103, 5 đối tượng có thay thế tại các vị trí được bảo tồn và 13
đối tượng chỉ có thay thế tại các vị trí đa hình và 8 đối tượng chỉ có thay thế
thoáng qua mà không được phát hiện ở thời điểm kết thúc trên tenofovir
disoproxil fumarat.
g.
Trong số 11 đối tượng trải qua HEPSERA với sự thay thế acid amin điều trị khẩn
cấp, 2 đối tượng có sự thay thế tại các vị trí được bảo tồn và 9 đối tượng chỉ
thay thế ở các vị trí đa hình.
h.
Trong số 6 đối tượng kháng lamivudin với các biện pháp thay thế điều trị khẩn
cấp trong thử nghiệm 0121, 3 đối tượng có sự thay thế tại các vị trí được bảo
tồn và 3 đối tượng chỉ có sự thay thế tại các vị trí đa hình.
Kháng thuốc chéo
Kháng
thuốc chéo được quan sát thấy giữa các HBV NrtI.
Trong
các thử nghiệm trên tế bào, các chủng HBV biểu hiện sự thay thế rtV173L,
rtL180M và rtM204I/V liên quan đến kháng thuốc lamivudin (3TC) và telbivudin
cho thấy tính nhạy cảm với tenofovir dao động từ 0,7 đến 3,4 lần so với virus thể
hoang dại. Sự thay thế kép rtL180M và rtM204I/V làm giảm tính nhạy cảm với
tenofovir gấp 3,4 lần.
Các
chủng HBV biểu hiện sự thay thế rtL180M, rtT184G, rtS202G/I, rtM204V và rtM250V
liên quan đến kháng thuốc với entecavir cho thấy tính nhạy cảm với tenofovir
dao động từ 0,6 đến 6,9 lần so với virus thể hoang dại.
Các
chủng HBV có sự thay thế liên quan đến kháng adefovir là rtA181V và/hoặc
rtN236T cho thấy mức độ nhạy cảm với tenofovir giảm từ 2,9 đến 10 lần so với
virus thể hoang dại. Các chủng chứa chất thay thế rtA181T cho thấy thay đổi về
tính nhạy cảm với tenofovir, từ 0,9 đến 1,5 lần so với virus thể hoang dại.
Trên 152 đối tượng bắt đầu điều trị tenofovir disoproxil fumarat trong các thử nghiệm 0102, 0103, 0106, 0108 và 0121 chứa HBV với các thay thế kháng thuốc đã biết đối với HBV NrtIs: 14 với các thay thế liên quan đến kháng adefovir (rtA181S/T/V và/hoặc rtN236T), 135 với thay thế liên quan đến kháng 3TC (rtM204I/V) và 3 thay thế liên quan đến kháng adefovir và 3TC. Sau 384 tuần điều trị tenofovir disoproxil fumarat, 10 trong số 14 đối tượng có HBV kháng adefovir, 124 trong số 135 đối tượng có HBV kháng 3TC và 2 trong số 3 đối tượng có cả HBV kháng adefovir và 3TC đã đạt được và duy trì ức chế virus (HBV DNA < 400 copies/mL [69 IU/mL]). Trong số 5 thì có 3 đối tượng có virus chứa cả hai dạng thay thế rtA181T/V và rtN236T thì vẫn còn virus trong máu.
13. Đặc tính dược động học
Dược động học của tenofovir disoproxil fumarat được thực hiện trên người
tình nguyện khỏe mạnh và người nhiễm HIV-1. Dược động học của tenofovir
disoproxil fumarat tương tự nhau giữa các người tình nguyện này.
Hấp thụ
Tenofovir disoproxil fumarat là một tiền chất diester tan trong nước có thành phần hoạt tính là tenofovir. Sinh khả dụng đường uống của tenofovir từ tenofovir disoproxil fumarat ở đối tượng nhịn ăn là khoảng 25%. Sau khi uống liều duy nhất tenofovir disoproxil fumarat 300 mg ở đối tượng nhiễm HIV-1 ở trạng thái nhịn ăn, nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) đạt được trong 1,0 ± 0,4 giờ. Giá trị Cmax và AUC lần lượt là 0,30 ± 0,09 mg/mL và 2,29 ± 0,69 mg×giờ/mL.
Dược
động học của tenofovir tỷ lệ với liều lượng trong khoảng liều tenofovir disoproxil fumarat
từ 75 mg đến 600 mg và không bị ảnh hưởng bởi liều dùng lặp lại.
Phân bố
Liên
kết in vitro của tenofovir với huyết
tương người hoặc protein huyết thanh tương ứng là nhỏ hơn 0,7% và 7,2% trong
khoảng nồng độ tenofovir 0,01 đến 25 mg/mL.
Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định là 1,3 ±
0,6 L/kg và 1,2 ±
0,4 L/kg sau khi tiêm tĩnh mạch tenofovir 1,0 mg/kg và 3,0 mg/kg.
Chuyển hóa và thải trừ
Các nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng tenofovir disoproxil và tenofovir đều không phải là cơ chất của enzym CYP.
Sau khi dùng tenofovir qua đường tĩnh mạch khoảng 70 - 80% liều dùng được thu hồi trong nước tiểu dưới dạng tenofovir không thay đổi trong vòng 72 sau kể từ khi dùng thuốc. Sau khi uống tenofovir disoproxil fumarat liều duy nhất, thời gian bán thải của tenofovir là khoảng 17 giờ. Sau khi uống nhiều lần tenofovir disoproxil fumarat 300 mg một lần mỗi ngày (trong điều kiện ăn no) 32 ± 10% liều đã dùng được thu hồi trong nước tiểu trong 24 giờ.
Tenofovir được thải trừ bằng sự kết hợp giữa lọc cầu thận và bài tiết tích cực ở ống thận và có sự cạnh tranh thải trừ với các hợp chất khác cũng được thải trừ qua thận.
Ảnh
hưởng của thức ăn đến sự hấp thụ qua đường uống
Sử
dụng viên tenofovir disoproxil fumarat
300 mg sau bữa ăn giàu chất béo (~ 700 đến 1.000 kcal chứa 40 đến 50% chất béo)
làm tăng sinh khả dụng đường uống tenofovir AUC0-¥
khoảng 40% và tăng Cmax khoảng 14%. Tuy nhiên, dùng tenofovir disoproxil fumarat
với bữa ăn nhẹ không có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của tenofovir khi
so sánh với việc dùng thuốc lúc đói. Thức ăn làm chậm thời gian để Cmax
khoảng 1 giờ. Cmax và AUC của tenofovir là 0,33 ±
0,12 mg/mL
và 3,32 ±
1,37 mg×giờ/mL
sau khi dùng nhiều liều tenofovir disoproxil fumarat
300 mg một lần mỗi ngày trong điều kiện ăn no, khi không kiểm soát được hàm
lượng bữa ăn.
Đối
tượng đặc biệt
Chủng tộc
Không
có đủ dữ liệu từ các nhóm chủng tộc và dân tộc khác với nhóm người da trắng để
xác định đầy đủ sự khác biệt tiềm ẩn về dược động học giữa các đối tượng này.
Giới tính
Dược
động học của tenofovir tương tự nhau ở các đối tượng nam và nữ.
Trẻ em
Từ
2 tuổi đến dưới 18 tuổi: Dược động học của tenofovir được đánh giá trên 31 đối tượng
bị nhiễm HIV-1 từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi có Cmax và AUCtau
là 0,38 ± 0,13 µg/mL và 3,39 ± 1,22 µg×giờ/mL. Mức độ tác dụng tenofovir đạt
được ở đối tượng trẻ em này dùng liều tenofovir viên
uống một lần mỗi ngày tương tự như mức tác dụng đạt được ở người lớn dùng liều tenofovir
disoproxil
fumarat 300 mg một lần/ngày.
Người cao tuổi
Các
thử nghiệm dược động học chưa được thực hiện ở người cao tuổi (65 tuổi trở lên).
Người suy giảm chức năng thận
Dược
động học của tenofovir thay đổi ở người suy thận, ở những đối tượng có độ thanh
thải creatinin dưới 50 mL/phút hoặc bị bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) cần lọc
máu, Cmax và AUC0-¥
của tenofovir tăng lên.
Bảng 5: Dược
động học của tenofovir disoproxil fumarat liều
300 mg ở các độ thanh thải creatinin khác nhau
|
Độ thanh thải creatinin (mL/min)
|
>80
N=3
|
50−80
N=10
|
30−49
N=8
|
12−29
N=11
|
Cmax (µg/mL)
|
0,34 ± 0,03
|
0,33 ± 0,06
|
0,37 ± 0,16
|
0,60 ± 0,19
|
AUC0-¥ (µg×giờ/mL)
|
2,18 ± 0,26
|
3,06 ± 0,93
|
6,01 ± 2,50
|
15,98 ± 7,22
|
CL/F (mL/min)
|
1043,7 ± 115,4
|
807,7 ± 279,2
|
444,4 ± 209,8
|
177,0 ± 97,1
|
CLthận (mL/min)
|
243,5 ± 33,3
|
168,6 ± 27,5
|
100,6 ± 27,5
|
43,0 ± 31,2
|
Bệnh nhân suy gan
Dược
động học của tenofovir sau khi dùng tenofovir disoproxil fumarat
liều 300 mg duy nhất đã được nghiên cứu trên đối tượng không nhiễm HIV bị suy
gan từ trung bình đến nặng. Không có sự thay đổi đáng kể nào về dược động học
của tenofovir ở người suy gan so với những người không bị suy gan. Vì vậy, không
cần thay đổi liều tenofovir disoproxil fumarat
ở bệnh nhân suy gan.
Tương tác thuốc
Ở
nồng độ cao hơn đáng kể (~ 300 lần) so với nồng độ được quan sát in vivo, tenofovir không ức chế chuyển
hóa thuốc in vitro qua trung gian của
bất kỳ đồng dạng CYP nào ở người: CYP3A4, CYP2D6, CYP2C9 hoặc CYP2E1. Tuy nhiên,
quan sát thấy sự giảm nhẹ (6%) có ý nghĩa thống kê trong chuyển hóa chất nền
CYP1A. Dựa trên kết quả của các thí nghiệm in
vitro và con đường thải trừ của tenofovir đã biết, khả năng xảy ra tương
tác qua trung gian CYP giữa tenofovir với thuốc khác là thấp.
Tenofovir disoproxil
fumarat được đánh giá ở người tình
nguyện khỏe mạnh kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác và các thuốc đồng
thời tiềm năng. Bảng 6 và bảng 7 tóm tắt tác dụng dược động học của thuốc dùng
chung đối với dược động học của tenofovir và ảnh hưởng của tenofovir disoproxil
fumarat đối với dược động học của thuốc
dùng chung.
Tenofovir disoproxil
fumarat là chất nền của protein vận
chuyển P-glycoprotein (P-gp) và protein kháng ung thư vú (BCRP). Khi tenofovir disoproxil
fumarat được dùng chung với một chất ức
chế những chất vận chuyển này có thể làm tăng sự hấp thu.
Không
có tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng nào được ghi nhận giữa tenofovir disoproxil
fumarat và efavirenz, methadon,
nelfinavir, thuốc tránh thai, ribavirin hoặc sofosbuvir.
Bảng 6: Những thay đổi về các
thông số dược động học đối với tenofovira khi có sự hiện diện của
thuốc dùng chung
|
Thuốc kết hợp
|
Liều dùng
thuốc kết hợp
|
N
|
% Thay đổi
thông sốb dược động lực học của Tenofovir (90% Cl)
|
Cmax
|
AUC
|
Cmin
|
Atazanavirc
|
400 mg 1 lần mỗi ngày × 14 ngày
|
33
|
h 14
(h 8 đến h 20)
|
h 24
(h 21 đến h 28)
|
h 22
(h 15 đến h 30)
|
Atazanavir/ Ritonavirc
|
300 mg/100 mg 1 lần mỗi ngày
|
12
|
h 34
(h 20 đến h 51)
|
h 37
(h 30 đến h 45)
|
h29
(h 21 đến h 36)
|
Darunavir/
Ritonavird
|
300 mg/100 mg
2 lần mỗi ngày
|
12
|
h 24
(h 8 đến h 42)
|
h 22
(h 10 đến h 35)
|
h 37
(h 19 đến h 57)
|
Indinavir
|
800 mg 3 lần mỗi ngày × 7
ngày
|
13
|
h 14
(i 3 đến h 33)
|
ó
|
ó
|
Ledipasvir/
Sofosbuvire,f
|
90 mg/400 mg 1 lần mỗi ngày × 10 ngày
|
24
|
h 47
(h 37 đến h 58)
|
h 35
(h 29 đến h 42 )
|
h 47
(h 38 đến h 57)
|
Ledipasvir/
Sofosbuvire,g
|
23
|
h 64
(h 54 đến h 74)
|
h 50
(h 42 đến h 59)
|
h 59
(h 49 đến h 70)
|
Ledipasvir/ Sofosbuvirh
|
90 mg/400 mg 1 lần mỗi ngày × 14 ngày
|
15
|
h 79
(h 56 đến
h 104)
|
h 98
(h 77 đến
h 123)
|
h 163
(h 132 đến
h 197)
|
Lopinavir/
Ritonavir
|
400 mg/100 mg 2 lần mỗi ngày × 14 ngày
|
24
|
ó
|
h 32
(h 25 đến
h 38)
|
h 51
(h 37 đến
h 66)
|
Saquinavir/
Ritonavir
|
1000 mg/100 mg 2 lần mỗi ngày × 14 ngày
|
35
|
ó
|
ó
|
h 23
(h 16 đến
h30)
|
Sofosbuviri
|
400 liều đơn
|
16
|
h 25
(h 8 đến h 45)
|
ó
|
ó
|
Sofosbuvir/ Velpatasvirj
|
400 mg/100 mg 1 lần mỗi ngày
|
24
|
h 44
(h 33 đến
h 55)
|
h 40
(h 34 đến
h 46)
|
h 84
(h 76 đến
h 92)
|
Sofosbuvir/ Velpatasvirk
|
400 mg/100 mg 1 lần mỗi ngày
|
30
|
h 46
(h 39 đến
h 54)
|
h 40
(h 34 đến h 45)
|
h 70
(h 61 đến
h 79)
|
Sofosbuvir/
Velpatasvir/
Voxilaprevirl
|
400 mg/100 mg/100 mg + Voxilaprevirm 100 mg 1 lần mỗi
ngày
|
29
|
h 48
(h 36 đến h 61)
|
h 39
(h 32 đến
h 46)
|
h 47
(h 38 đến
h 56)
|
Tacrolimus
|
0.05 mg/kg 2 lần mỗi ngày × 7 ngày
|
21
|
h 13
(h 1 đến
h 27)
|
ó
|
ó
|
Tipranavir/
Ritonavirn
|
500 mg/100 mg 2 lần mỗi ngày
|
22
|
i 23
(i 32 to i 13)
|
i 2
(i 9 to h 5)
|
h 7
(i 2 to h 17)
|
750 mg/200 mg 2 lần mỗi ngày (23 liều)
|
20
|
i 38
(i 46 đến i 29)
|
h 2
(i 6 đến
h 10)
|
h 14
(h 1 đến
h 27)
|
a. Đối tượng dùng tenofovir disoproxil fumarat 300 mg một lần mỗi
ngày.
b. Tăng = ; Giảm = ¯; Không ảnh hưởng = ó
c. Thông tin kê đơn
Reyataz.
d. Thông tin kê
đơn Prezista.
e. Dữ liệu từ liều dùng
đồng thời với HARVONI (ledipasvir/sofosbuvir). Sử dụng xen kẽ (cách nhau 12
giờ) cho kết quả tương tự.
f. So sánh dựa trên
mức độ tác dụng khi dùng atazanavir/ritonavir + FTC/tenofovir disoproxil fumarat.
g. So sánh dựa trên
mức độ tác dụng khi dùng dưới dạng darunavir/ritonavir + FTC/tenofovir disoproxil fumarat.
h. Nghiên cứu được
thực hiện với ATRIPLA® (EFV/FTC/tenofovir disoproxil fumarat) phối hợp với
HARVONI; Dùng chung với HARVONI cũng làm tăng mức độ tác dụng tenofovir tương đương
khi tenofovir
disoproxil fumarat được sử dụng như COMPLERA®
(FTC/rilpivirin/tenofovir
disoproxil fumarat) hoặc TRUVADA + dolutegravir.
i. Nghiên cứu được
thực hiện với ATRIPLA phối hợp với SOVALDI® (sofosbuvir).
j. Nghiên cứu được
thực hiện với COMPLERA phối hợp với EPCLUSA, việc dùng chung với EPCLUSA làm
tăng tương đương mức tác dụng tenofovir khi tenofovir disoproxil fumarat được dùng như
ATRIPLA, STRIBILD® (elvitegravir/cobicistat/FTC/tenofovir disoproxil fumarat), TRUVADA + atazanavir/ritonavir
hoặc TRUVADA + darunavir/ritonavir.
k. Sử dụng dưới dạng
raltegravir + FTC/tenofovir
disoproxil fumarat.
l. So sánh dựa trên mức
độ tác dụng khi dùng darunavir + ritonavir + FTC/TDF.
m. Nghiên cứu được
thực hiện bổ sung thêm voxilaprevir 100 mg để đạt được tác dụng voxilaprevir
mong đợi ở bệnh nhân nhiễm HCV.
n. Thông tin kê
đơn Aptivus.
Không có ảnh hưởng
đến các thông số dược động học của các thuốc dùng chung sau với tenofovir disoproxil fumarat: Abacavir,
didanosin (viên nén), emtricitabin, entecavir, và lamivudi.
Bảng 7: Thay đổi các thông số
dược động học đối với thuốc dùng chung khi có sự hiện diện của tenofovir disoproxil fumarat
|
Thuốc kết hợp
|
Liều dùng thuốc kết hợp
|
N
|
% Thay đổi thông số dược động lực họca (90% Cl)
|
Cmax
|
AUC
|
Cmin
|
Abacavir
|
300 mg 1 lần
|
8
|
h 12
(i 1 đến h 26)
|
ó
|
NA
|
Atazanavirb
|
400 mg mỗi ngày 1 lần × 14 ngày
|
34
|
i 21
(i 27 đến i 14)
|
i 25
(i 30 đến i 19)
|
i 40
(i 48 đến i 32)
|
Atazanavirb
|
Atazanavir/ Ritonavir
300 mg/100 mg 1 lần mỗi ngày × 42 ngày
|
10
|
i 28
(i 50 đến h 5)
|
i 25c
(i 42 đến i 3)
|
i 23c
(i 46 đến h 10)
|
Darunavird
|
Darunavir/
Ritonavir
300 mg/100 mg 1 lần mỗi ngày
|
12
|
h 16
(i 6 đến h 42)
|
h 21
(i 5 đến h 54)
|
h 24
(i 10 đến h 69)
|
Didanosine
|
250 mg 1 lần, kết hợp với tenofovir
disoproxil fumarat 300 mg và bữa ăn nhẹf
|
33
|
i 20g
(i 32 đến i 7)
|
óg
|
NA
|
Emtricitabin
|
200 mg 1 lần mỗi ngày × 7 ngày
|
17
|
ó
|
ó
|
h 20
(h 12 đến h 29)
|
Entecavir
|
1 mg 1 lần mỗi ngày × 10 ngày
|
28
|
ó
|
h13
(h 11 đến h 15)
|
ó
|
Indinavir
|
800 mg 3 lần mỗi ngày × 7 ngày
|
12
|
i 11
(i 30 đến h 12)
|
ó
|
ó
|
Lamivudin
|
150 mg 2 lần mỗi ngày × 7 ngày
|
15
|
i 24
(i 34 đến i 12)
|
ó
|
ó
|
Lopinavir
Ritonavir
|
Lopinavir/
Ritonavir
400 mg/100 mg 2 lần mỗi
ngày × 14 ngày
|
24
|
ó
ó
|
ó
ó
|
ó
ó
|
Saquinavir
Ritonavir
|
Saquinavir/
Ritonavir
1000 mg/100 mg 2 lần mỗi ngày ×14 ngày
|
32
|
h 22
(h 6 đến h 41)
ó
|
h 29h
(h 12 đến h 48)
ó
|
h 47h
(h 23 đến h 76)
h 23
(h 3 đến h 46)
|
Tacrolimus
|
0,05 mg/kg 2 lần mỗi ngày ×7 ngày
|
21
|
ó
|
ó
|
ó
|
Tipranaviri
|
Tipranavir/
Ritonavir
500 mg/100 mg 2 lần mỗi ngày
|
22
|
i 17
(i 26 đến i 6)
|
i 18
(i 25 đến i 9)
|
i 21
(i 30 đến i 10)
|
Tipranavir/
Ritonavir
750 mg/200 mg 2 lần mỗi ngày (23 liều)
|
20
|
i 11
(i 16 đến i 4)
|
i 9
(i 15 đến i 3)
|
i 12
(i 22 đến 0)
|
a. Tăng = ; Giảm = ¯; Không ảnh hưởng = ó; NA = Không áp dụng.
b. Thông tin kê đơn
Reyataz.
c. Ở những đối tượng
nhiễm HIV, việc bổ sung tenofovir disoproxil fumarat vào atazanavir 300
mg/ritonavir 100 mg, dẫn đến giá trị AUC và Cmin của atazanavir cao
gấp 2,3 và 4 lần so với với atazanavir 400 mg khi dùng liều đơn.
d. Thông tin kê đơn
Prezista.
e. Thông tin kê đơn
Videx EC. Đối tượng được dùng viên nang bao tan trong ruột didanosin.
f. 373 kcal, 8,2 g
chất béo
g. So với didanosin
(bao tan trong ruột) 400 mg dùng liều đơn trong lúc đói.
h. Sự gia tăng AUC
và Cmin được cho là không liên quan đến lâm sàng, do đó không cần
điều chỉnh liều khi dùng chung tenofovir disoproxil fumarat và saquinavir tăng
cường ritonavir.
i.
Thông tin kê đơn Aptivus.
14.
Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.
15.
Điều kiện bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 300C,
tránh ánh sáng.
16.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
17.
Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc: Tiêu chuẩn cơ sở.
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc:
CÔNG TY CỔ PHẦN
US PHARMA USA
Lô
B1 – 10, Đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết,
xin liên hệ số điện thoại 028-37908860