logo
Lot B1-10, D2 Street, Tay Bac Cu Chi Industrial Zone, HCMC
/images/companies/uspharma/san pham/giam dau va ha sot/Usnadol VNm.jpg

USNADOL

Đặc điểm nổi bật
Giảm tạm thời các triệu chứng liên quan tới viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc các dị ứng hô hấp khác và các triệu chứng thông thường cảm lạnh.
Liên hệ
Số lượng:   Liên hệ

Hỗ trợ trực tuyến 
Điện thoại: (028) 37908860
GỌI NGAY Liên hệ
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim chứa:
- Hoạt chất: 
  Paracetamol............................325 mg.
  Guaifenesin.............................200 mg.
  Phenylephrin hydroclorid...........5 mg.
- Tá dược: Lactose monohydrat, Tinh bột ngô, Polyvinyl pyrrolidon (PVP) K30, Natri starch glycolat, Magnesi stearat, Aerosil, Hydroxypropylmethyl cellulose  (HPMC) 606, Hydroxypropylmethyl cellulose  (HPMC) 615, Titan dioxyd, Talc, PEG 6000, Sunset yellow lake, Tartazin yellow lake.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Chỉ định:
USNADOL Extra được dùng để:
• Giảm tạm thời các triệu chứng liên quan tới viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc các dị ứng hô hấp khác và các triệu chứng thông thường cảm lạnh:
- Đau đầu.
- Các cơn đau và nhức nhẹ.
- Nghẹt mũi.
- Tắc nghẽn và áp lực xoang mũi.
• Giảm sốt tạm thời.
• Giúp long đàm và làm lỏng dịch tiết phế quản để tống các dịch nhầy khó chịu ở đường phế quản ra ngoài và làm cho việc ho có hiệu quả hơn.
Liều lượng và cách dùng:
Khuyến cáo bệnh nhân không dùng thuốc quá liều và không dùng quá nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày khi đang dùng thuốc.
Không dùng quá 10 viên trong 24 giờ.
Liều dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 2 viên mỗi 4 giờ. Uống cả viên, không bẻ, nhai và hòa tan thuốc.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Chỉ dùng khi thực sự cần thiết, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngừng dùng thuốc và hỏi bác sĩ nếu bạn:
- Xuất hiện các triệu chứng mới.
- Đau, nghẹt mũi, hoặc ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
- Xuất hiện đỏ và sưng.
- Bị bồn chồn, chóng mặt hoặc buồn ngủ.
- Ho trở lại hoặc kèm theo phát ban hoặc đau đầu.
- Tình trạng sốt nặng thêm hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
- Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.
Chống chỉ định:
Không được dùng USNADOL Extra: 
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Với các thuốc có chứa paracetamol (bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn). Nếu bạn không chắc rằng các thuốc này có chứa paracetamol hay không thì hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn ức chế enzym monoamin oxidase (MAOI) (một số thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hoặc cảm xúc, hoặc bệnh Parkinson), hoặc đã ngừng dùng thuốc MAOI trong vòng 2 tuần. Nếu bạn không biết liệu mình có đang dùng thuốc kê đơn có chứa thuốc MAOI, thì hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc này.
Cảnh báo và thận trọng:
Cảnh báo về gan
Thuốc có chứa paracetamol. Gan có thể bị tổn thương nặng nếu bạn:
- Dùng hơn 4000 mg trong 24 giờ, đây là lượng thuốc tối đa cho một ngày.
- Uống nhiều loại đồ uống có cồn mỗi ngày khi đang dùng thuốc này.
- Dùng cùng với các thuốc có chứa paracetamol khác.
Dị ứng
Paracetamol có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên da. Các triệu chứng có thể bao gồm :
• Phồng rộp.
• Phát ban.
• Đỏ da.
Nếu xảy ra phản ứng thì hãy ngừng thuốc và tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: Toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: Acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:
- Hội chứng Steven-Jonhson (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: Mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Jonhson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
- Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): Là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
+ Các tổn thương đa dạng ở da: Ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;
+ Tổn thương niêm mạc mắt: Viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: Viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;
+ Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
+ Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... tỷ lệ tử vong cao 15-30%.
- Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn bị:
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh gan.
- Bệnh tim.
- Bệnh cao huyết áp.
- Bệnh về tuyến giáp.
- Bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt.
- Ho dai dẳng hoặc ho mạn tính do hút thuốc, hen, viêm phế quản mạn tính, tràn khí hoặc do đàm quá nhiều.
Tá dược:
Thuốc có chứa lactose. Nếu bạn được bác sĩ nói rằng bạn không dung nạp một số đường, thì hãy liên hệ với bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
Sunset yellow lake, tartazin yellow lake có thể gây dị ứng.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Do đó nên khuyên bệnh nhân nên tránh lái xe và vận hành máy móc và các hoạt động đòi hỏi cần phải tỉnh táo.
Tương tác, tương kỵ của thuốc: 
Paracetamol
Thuốc chống đông máu đường uống: Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Dữ liệu nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau và còn nghi ngờ về tương tác này, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indadion.
Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ nhiệt thân nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương của paracetamol.
Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.  
Guaifenesin
Không sử dụng chế phẩm phối hợp guaifenesin với dextromethorphan cho bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO.
Cần thận trọng khi sử dụng chế phẩm phối hợp guaifenesin với phenylpropanolamin cho bệnh nhân tăng huyết áp, có bệnh tim, đái tháo đường hay bệnh mạch ngoại vi, phì đại tuyến tiền liệt và glôcom.
Sử dụng guaifenesin có thể cho kết quả dương tính giả ở xét nghiệm đo acid vanilylmandelic trong nước tiểu. Cần ngừng dùng guaifenesin 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm này.
Phenylephrin hydroclorid
Propranolol và thuốc chẹn β-adrenergic: Tác dụng kích thích tim của phenylephrin hydroclorid sẽ bị ức chế bằng cách dùng từ trước thuốc β-adrenergic như propranolol. Propranolol có thể được dùng để điều trị loạn nhịp tim do dùng phenylephrin.
Thuốc giống thần kinh giao cảm: Phenylephrin hydroclorid không được dùng phối hợp với epinephrin hoặc thuốc cường giao cảm khác, vì nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim có thể xảy ra.
Thuốc mê: Phối hợp phenylephrin hydroclorid với thuốc mê hydrocarbon halogen hóa (ví dụ cyclopropan) làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim. Tuy nhiên, với liều điều trị, phenylephrin hydroclorid ít gây loạn nhịp tim hơn nhiều so với norepinephrin hoặc metaraminol.
Monoaminoxidase (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin hydroclorid được tăng cường, nếu trước đó đã dùng thuốc ức chế MAO do chuyển hóa phenylephrin bị giảm đi. Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp sẽ mạnh hơn rất nhiều, nếu dùng phenylephrin đường uống vì sự giảm chuyển hóa của phenylephrin ở ruột làm tăng hấp thu thuốc. Vì vậy không được dùng phenylephrin hydroclorid uống phối hợp với thuốc ức chế MAO.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng như imipramin hoặc guanethidin cũng làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.
Atropin sulfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephrin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ, làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephrin.
Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm khi phối hợp với phenylephrin sẽ làm tăng huyết áp rất mạnh.
Digitalis phối hợp với phenylephrin làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephrin.
Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephrin.
Với guanethidin: Dùng phenylephrin cho người bệnh đã có một thời gian dài uống guanethidin, đáp ứng giãn đồng tử của phenylephrin tăng lên nhiều và huyết áp cũng tăng lên rất mạnh.
Với levodopa: Tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin giảm nhiều ở người bệnh dùng levodopa.
Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.
Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR):
Paracetamol
Tác dụng không mong muốn ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000
- Da: Ban.
- Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.
- Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
- Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp, 1/1000 > ADR
- Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biều bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
- Khác: Phản ứng quá mẫn.
Guaifenesin
Các phản ứng hiếm hoặc ít gặp: Chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, ban da, mày đay.
Sỏi thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng chế phẩm có chứa guaifenesin.
Phenylephrin hydroclorid
Tác dụng không mong muốn thường gặp, ADR > 1/100.
- Thần kinh trung ương: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi.
- Tim mạch: Tăng huyết áp.
- Da: Nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc.
- Tại chỗ: Kích ứng tại chỗ.
Tác dụng không mong muốn ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000
- Tim mạch: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này.
- Hô hấp: Suy hô hấp.
- Thần kinh: Cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng.
- Mắt: Giải phóng các hạt sắc tố ở mống mắt, làm mờ giác mạc.
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp, 1/1000 > ADR
- Tim mạch: Viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.
Quá liều và cách xử trí:
Nếu dùng thuốc quá liều khuyến cáo có thể gây tổn thương gan. Nếu dùng thuốc quá liều thì phải liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới phòng cấp cứu gần nhất, ngay cả khi thấy có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở.
Qui cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên. Hộp 5 vỉ x 10 viên. Hộp 10 vỉ x 10 viên. Chai 50/100/200 viên.
Điều kiện bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.
Hạn dùng của thuốc: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. 
Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN US PHARMA USA
Lô B1 – 10, Đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin liên hệ số điện thoại 028-37908860

Danh mục sản phẩm

Videos

Hình ảnh

/images/companies/uspharma/co dong/dhdcd2023/1.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2023

/images/companies/uspharma/dhdcd2022/1.jpg.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2022

/images/companies/uspharma/co dong/anh dhcd 2021/Screenshot 2022-02-17 104600.jpg

Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên 2021

/images/companies/uspharma/thu vien/dhcd2020/DSC_9698.JPG

Album ảnh DHCD 2020

Thông tin liên hệ

Văn Phòng Đại Diện Công Ty CP US PHARMA USA
Địa chỉ: 286/4 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
(028) 38621919 - 38627979
Công Ty CP US PHARMA USA
 Địa chỉ: Lô B1-10, Đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, ấp Bàu Tre 2, Xã Tân An Hội, H. Củ Chi,TP Hồ Chí Minh
(028) 37908860 – 37908861 – 37908863 Fax: (028) 37908856 Hotline: 02837909118
uspharma.vn 
GỌI CHO CHÚNG TÔI

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2018 © uspharma.vn